Sông Bến Hải với hình ảnh đẹp về một con sông quê hương, về sự bình yên. Thế nhưng con sông lại từng phải mang trong mình nỗi uất hận, oằn mình chịu cảnh chia cắt quê hương, chia cắt đất nước; một con sông bị xẻ làm đôi 2 bờ giới tuyến. Con Sông Bến Hải ở Quảng Trị từng phải chịu nỗi chia cắt hai miền Nam Bắc Việt Nam hơn 20 năm ròng rã trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sông Bến Hải lúc đầu có tên Minh Lương. Vào thời vua Minh Mạng do trùng với chữ “Minh” phạm phải kiêng húy tên của Vua (chữ “Húy” đồng ngĩa với “Kỵ” tức là kiêng kỵ). Do vậy tên làng, tên sông đều đổi thành Hiền Lương. Sông Bến Hải cũng còn được gọi là sông “Bến Hói”, tiếng địa phương “hói” có nghĩa là dòng sông nhỏ, từ Bến Hói đọc lệch ra là Bến Hải.
Cầu Hiền Lương là cây cầu bắt qua sông Bến Hải chia con sông này làm đôi. Cây cầu này được xây dựng cho người đi bộ vào năm 1928. Đây là địa điểm quan trọng trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Hiệp định Geneve 1954 đã chọn sông Bến Hải và cầu Hiền Lương làm giới tuyến quân sự tạm thời và cho đến mùa Xuân năm 1954 thì giới tuyến này mới chính thức được phá bỏ. Do đó, đây là một nơi đóng vai trò cột mốc quan trọng in dấu những năm tháng chiến đấu và hi sinh gian khổ để đất nước được thống nhất của quân dân ta.
0 bình luận